Thông tin hữu ích

Ca làm việc của nhân viên nhà hàng khách sạn được phân chia như thế nào?
04/01/2023

Ca làm việc của nhân viên nhà hàng khách sạn được phân chia như thế nào?

Bạn muốn trở thành nhân viên nhà hàng, khách sạn nhưng không biết các ca làm việc được phân chia như thế nào? Là một người quản lý nhà hàng, bạn gặp khó khăn trong việc chia ca cho nhân sự? Sau đây, hãy cùng Cao đẳng Đại Việt tìm hiểu rõ về cách phân chia các ca làm việc trong nhà hàng, khách sạn nhé!

1. Ca làm việc là gì?

Ca làm việc của nhân viên khách sạn

Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động tính từ thời điểm bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến thời điểm bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ (tăng ca) khi được yêu cầu thì thời gian trong ca làm việc đó sẽ kéo dài. Theo điều 60 Nghị định 145/2020, giới hạn làm việc thêm giờ được quy định như sau:

  • Nếu làm thêm vào ngày làm việc bình thường, thì tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.
  • Nếu làm việc bình thường theo tuần, thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Nếu làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần, thì tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày

2. Phân loại ca làm việc phổ biến hiện nay của nhà hàng khách sạn

Ca hành chính

Từ 8 giờ – 17 giờ hoặc từ 9 giờ – 18 giờ. Giờ bắt đầu và kết thúc của ca hành chình có thể thay đổi tùy vào yêu cầu công việc và quy định của khách sạn, miễn sao tuân thủ theo đúng luật Lao động. Đối tượng áp dụng ca hành chính thường là khối văn phòng như: Kế toán, Nhân sự, Kinh doanh, Quản lý, ….

Ca sáng, ca chiều, ca đêm

  • Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ
  • Ca chiều: 14 giờ – 22 giờ
  • Ca đêm: 22 giờ – 6 giờ (Sáng ngày hôm sau)

Các khung giờ ca làm việc có thể xê dịch theo yêu cầu công việc. Đối tượng áp dụng các loại ca này là khối dịch vụ như: Lễ tân, Buồng phòng, Hành lý, Bảo vệ, Phục vụ, Thu ngân,…

Ca gãy

Ca gãy có thể hiểu nôm na là việc chia ca bình thường ra thành các khoảng thời gian khác nhau, thường sẽ chia là hai. Ví dụ: Ca bình thường 8 giờ, ca gãy sẽ là 4 + 4, nghĩa là bạn sẽ phải làm theo 2 khoảng thời gian trong ngày. Mục đích của ca gãy là tối ưu phục vụ và tối thiểu chi phí. Đây là đặc trưng của ngành khách sạn, có những khoảng thời gian khách rất đông, ngược lại có những khoảng rất vắng. Ca gãy ra đời để giải quyết bài toán nhu cầu thực tế. Đối tượng áp dụng ca gãy là: Lễ tân, Buồng phòng, Hành lý, Bảo vệ, Phục vụ, Thu ngân,…

3. Phân chia ca làm việc của nhân viên nhà hàng, khách sạn ở từng vị trí

Ca Làm Việc Của Lễ Tân Khách Sạn: 

Lễ tân khách sạn

Đối với bộ phận lễ tân, ca làm việc có thể gồm: Ca sáng, ca chiều, ca tối và ca gãy

  • Ca sáng (6 giờ – 14 giờ)
  • Ca chiều (14 giờ – 22 giờ)
  • Ca đêm (22 giờ – 6 giờ)

Ca Làm Việc Của Nhân Viên Buồng Phòng

Nhân viên buồng phòng

Ca làm việc của bộ phận buồng phòng gồm: Ca sáng, ca chiều và ca gãy, ở một số khách sạn lớn sẽ có thêm ca tối. Riêng trưởng bộ phận buồng phòng có thể có ca linh hoạt, theo yêu cầu thực tế.

Ca Làm Việc Của Nhân Viên Hành Lý

Nhân viên hành lý

Ca làm việc của bộ phận hành lý gồm: Ca sáng, ca chiều, ca đêm và ca gãy

Ca Làm Việc Của Nhân Viên Bảo Vệ

Nhân viên bảo vệ

Ca làm việc của bảo vệ gồm: Ca sáng, ca chiều, ca đêm và ca gãy.

Ca Làm Việc Của Nhân Viên Phục Vụ

Nhân viên phục vụ khách sạn

Ca làm việc của phục vụ gồm: Ca sáng, ca chiều, ca gãy, ở khách sạn lớn có thể có ca đêm cho dịch vụ Room Service.

Ca Làm Việc Của Nhân Viên Thu Ngân

Thu ngân khách sạn

Ca làm việc của thu ngân gồm: Ca sáng, ca chiều và ca gãy. Dưới đây là công việc của nhân viên thu ngân trong ca làm việc

Trường Cao Đẳng Đại Việt hiện đang tuyển sinh và đào tạo chuyên ngành Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn với chương trình học đạt chuẩn chất lượng và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *