Thông tin hữu ích

06 điều chưa ai nói về nghề “Graphic Design”
26/11/2024

06 điều chưa ai nói về nghề “Graphic Design”

Thiết kế đồ hoạ được biết đến là ngành cực hot hiện nay, đây là lựa chọn nghề nghiệp của đông đảo bạn trẻ đam mê sáng tạo, yêu thích vẽ và nhanh nhạy với công nghệ. Phải chăng càng đi sâu tìm hiểu ngành này lại càng thu hút các bạn trẻ? Có hàng tá thông tin đầu vào vô cùng hấp dẫn về ngành này, nhưng chưa hẳn bạn đã hiểu hết về thực tế của nghề thiết kế đồ họa. Dưới đây Cao Đẳng Đại Việt sẽ chia sẻ 06 điều chưa ai nói về nghề “Graphic Design”.

Học thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không?

Thiết kế đồ hoạ là sử dụng các phần mềm thiết kế thông dụng kết hợp cùng một số yếu tố mỹ thuật và sự sáng tạo để tạo ra sản phẩm. Thông thường lĩnh vực này sẽ giúp các nhãn hàng, thương hiệu truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Không ít bạn trẻ nghĩ rằng, thiết kế đồ họa bắt buộc phải vẽ đẹp. Nhưng thực tế, vẽ đẹp là yếu tố đủ để giúp công việc thiết kế diễn ra dễ dàng hơn, chứ không phải yếu tố cần thiết. Hầu hết sản phẩm thiết kế đồ họa đều sử dụng ứng dụng đồ họa để thiết kế. Những sản phẩm này đòi hỏi sự sáng tạo và truyền tải thông điệp doanh nghiệp, nhãn hàng. Vì thế, học thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không còn phụ thuộc vào công việc.

Học thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không?

Tuổi thọ nghề thiết kế

Có một số hiểu lầm nghiêm trọng của nhiều người khi đánh giá nghề thiết kế đồ hoạ là nghề dễ nghỉ hưu non. Nhưng đây là quan điểm khá tiêu cực và chưa sát thực tế. Có thể lấy một vài ví dụ:

Chip Kidd – một designer thiết kế sách nổi tiếng thế giới đã miệt mài sáng tạo và tạo ra nhiều ấn phẩm đẹp trong suốt 30 năm.

Peter Saville – một designer nổi tiếng về thiết kế bìa cứng đĩa hát đã làm đẹp portfolio bằng rất nhiều sản phẩm ấn tượng trải dài từ năm 1978 đến 2006.

Michael Bierut – designer xuất sắc của Pentagram đã có đến gần 40 năm làm việc trong nghề.

Massimo Vignelli – designer nổi danh của Ý bắt đầu sự nghiệp tại đất Mỹ từ năm 1966. Những năm đầu thế kỷ 21, ông vẫn dành nhiều tâm huyết cho công việc này.

Như bạn đã thấy, hầu hết những designer nổi tiếng ở trên đều có tuổi nghề trên 30 năm. Nếu có đủ đảm bảo về sức khỏe trong nghề, tuổi đời của các designer ở trên chắc chắn còn cao hơn vậy. Khi ở độ “chín” của nghề những người làm trong ngành thiết kế sẽ đảm đương các vị trí công việc như: 

– Art Director (Giám đốc nghệ thuật)

– Creative Director (Giám đốc sáng tạo)

– Freelance Designer

– Agency Designer (Designer cho các công ty sản xuất, kinh doanh dịch vụ)

– Mở công ty riêng về thiết kế, tiệm thiết kế quảng cáo – in ấn

– Làm giáo viên dạy thiết kế tại các trung tâm đào tạo nghề…

Ở độ “chín” của nghề thiết kế đồ họa bạn không lo sợ bị đào thải

Tất cả designer đều là người sáng tạo?

Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng đi vào lòng người. Vì vậy ngay từ định nghĩa, người làm thiết kế chắc chắn phải có yếu tố sáng tạo trong chính những tác phẩm của mình.

Tuy vậy, một nhà thiết kế đồ họa không nhất thiết phải xuất thân là một nhà sáng tạo nội dung, hay một người siêu ý tưởng mà miễn bạn có đam mê với màu sắc, thiết kế và thích tạo ra những tác phẩm mới mẻ, biết sử dụng công nghệ, đồ họa để hiện thực hóa những suy nghĩ của mình vậy là đủ. Tóm lại, phải khẳng định yếu tố sáng tạo phải nằm trong “máu” của các Designer.

Thử thách sáng tạo & “Dopamine” khi làm nghề 

Đặc thù của ngành thiết kế đồ họa là làm việc trên máy tính, cho nên việc cập nhật và học hỏi những kiến thức về sử dụng phần mềm đồ họa là một điều không thể tránh khỏi. Nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, người làm nghề này còn phải luôn phải cập nhật những xu hướng mới nhất. Vì nếu không cập nhật và học hỏi những kiến thức mới, bạn có thể sẽ bị đào thải hoặc thụt lùi về phía sau.

Vậy động lực nào để một nhà thiết kế luôn có cảm hứng làm nghề. Nói cách khác là có cách nào để tăng “Dopamine” khi làm nghề? Người làm sáng tạo nói chung luôn ám ảnh với hai chữ “ý tưởng” và động lực làm nghề. Vậy để duy trì điều đó bạn nên tham khảo 4 cách hữu hiệu sau:

  • Theo dõi những designer có kinh nghiệm

Bằng việc theo dõi những designer có kinh nghiệm trên các trang mạng xã hội, bạn có thể trực tiếp nhắn tin để hỏi về những sản phẩm của họ, hay đơn giản là bày tỏ sự mến mộ của mình với những điều họ đã tạo nên.

Một trong những lợi ích nữa của việc theo dõi những designer có kinh nghiệm như một cách để tìm cảm hứng thiết kế chính là sự đa dạng. Sự đa dạng đó nằm ở kênh theo dõi khi bạn có thể tìm được những designer có kinh nghiệm thông qua tài khoản của họ trên Instagram, Facebook hay thậm chí là cả TikTok (đây toàn là những kênh Gen Z hay dùng phải không nào). 

  • Nghe podcast

Với một thế hệ thường lựa chọn “multitasking”, thì nghe podcast chính là chân ái trong việc tìm cảm hứng thiết kế rồi. Bạn có thể vừa tập thể dục vừa lắng nghe những bài chia sẻ về các kiến thức cơ bản nhất trong thiết kế, vừa dọn nhà vừa “thấm nhuần” những câu chuyện trong ngành, từ những người có kinh nghiệm.

  • Đi triển lãm

Bất kỳ một sản phẩm nào khi được trưng bày trong triển lãm thì ắt hẳn đã phải đạt đến một mức độ tinh xảo, hoàn thiện và đẳng cấp nhất định rồi phải không nào. Vậy thì hãy thử tưởng tượng xem, bạn sẽ được truyền cảm hứng đến nhường nào khi được đắm chìm vào không gian đầy ắp những sản phẩm như vậy đi.

  • Đọc blog

Là cách tìm cảm hứng thiết kế đơn giản nhất, việc đọc blog sẽ giúp bạn có được những kiến thức mang tính học thuật, những nguyên lý cơ bản, và cả những thông tin được cập nhất mới nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý trong việc chọn lựa thể loại blog sao cho đúng với mục tiêu của mình nhất để tránh việc đọc lan man mà không hỗ trợ được nhiều trong công việc nhé.

  • Thư giãn và để cơ thể được nghỉ ngơi

Việc đơn giản nhất để lấy lại cảm hứng làm việc chính là nghỉ ngơi, để cho cơ thể không còn “bận rộn” với những suy nghĩ và áp lực. Điều này giúp bạn lấy lại năng lượng và tiếp tục công việc yêu thích của mình.

Hãy cân bằng giữa việc nghỉ ngơi điều độ, tái tạo năng lượng và lấy cảm hứng thiết kế

Phong cách ăn mặc của Designer luôn thời thượng?

Điều này còn phụ thuộc vào tính cách và sở thích của mỗi Designer. Tuy nhiên điểm dễ thấy là các Designer luôn đưa “hệ tự tưởng” sáng tạo, độc đáo vào gu ăn mặc hàng ngày của mình. Vậy nên không khó thấy được các nhà thiết kế có cách ăn mặc thời thượng thâm chí độc lạ trong một team.

Graphic Design lương cao?

Nhìn chung, mức lương ngành Thiết kế đồ họa khá cao và có nhiều tiềm năng phát triển. Khởi điểm của Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa mới ra trường thường từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Những người có sáng tạo cộng thêm có kinh nghiệm từ 2-3 năm, mức lương cao hơn từ 15 – 17 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt với thế hệ GEN Z năng động và chủ động việc nhiều sinh viên ngành thiết kế đã có thể kiếm được mức thu nhập cao ngay trong quá trình học không hiếm. Vì vậy mức thu nhập ngành thiết kế rất tiềm năng.

Sinh viên trường Cao Đẳng Đại Việt tràn đầy tự tin trong ngày tốt nghiệp

TÌM HIỂU NGÀNH ĐÀO TẠO: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *